nguyên nhân nhà yến thất bại

nguyên nhân nhà yến thất bại

nguyên nhân nhà yến thất bại

NGUYÊN NHÂN NHÀ YẾN THẤT BẠI

Nguyên Nhân Nhà Yến Thất Bại

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công hay thất bại của một nhà nuôi yến, nhưng có thể nói kỹ thuật chính là yếu tố nòng cốt nhất. Kỹ thuật xây dựng và lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ không chỉ thu hút được chim yến về nhà ở nhanh chóng, mà còn giúp nhà yến phát triển bền vững và ngược lại, kỹ thuật yếu, tay nghề non kém sẽ mau chóng khiến nhà yến rơi vào tình trạng hư hỏng nặng nề và chim không đủ điều kiện để sinh sống.  CÔNG TY YẾN BA PHI sẽ cùng mọi người tìm hiểu những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại.
1/ Chọn kỹ thuật kém với chi phí  giá rẻ
Trong quá trình làm nghề, CÔNG TY YẾN BA PHI đã gặp không ít khách hàng yêu cầu sửa chữa, cải tạo lại nhà yến do các đơn vị khác thi công trước đó, vì sau một thời gian hoạt động, yến vẫn không về nhà làm tổ. Nguyên nhân là do các chủ nhà yến đã chọn nhầm đơn vị thi công kỹ thuật dẫn đến tình trạng nhà yến xây dựng không đúng tiêu chuẩn, hệ thống loa quá ít không thu hút được chim, tường vách không đảm bảo thoáng khí, nhà yến quá nóng… Đây có thể là những cá nhân đã từng làm việc ở các công ty chuyên về xây dựng – chuyển giao công nghệ nuôi yến nhưng vì tâm lý nóng vội và lòng tham mà tách riêng ra khi tay nghề chưa đủ cứng nên sẵn sàng phá giá, nhận công trình giá rẻ. Đương nhiên giá rẻ thì chất lượng công trình cũng rẻ như giá. Tiền nào của nấy !
Chúng ta có thể thấy, việc chủ nhà nuôi yến vì ham rẻ mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật và chất lượng công trình là nguyên nhân hàng đầu cản trở nhà yến của họ đi đến thành công. Đã làm nghề xây dựng nhà yến, chắc chắn rằng ai cũng phải công nhận, việc trang bị nhiều máy móc, thiết bị để căn nhà yến hoạt động mang lại hiệu quả là điều không thể chối cãi. Nhiều trang thiết bị thì luôn đi đôi với chi phí đầu tư sẽ cao hơn. 
2/ Kỹ thuật do tự làm
Một số nhà yến khác thất bại nguyên nhân không gì khác chính là do chủ nhà. Việc tự tích góp kiến thức xây dựng và tự thi công lắp đặt một phần giúp các chủ nhà yến tiết kiệm chi phí đâu tư ban đầu một cách tối đa nhưng họ đã quên mất rằng, xây nhà yến là một công việc yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác ở từng khâu chứ không phải chỉ cần nhìn, xem, hỏi các nhà yến khác là làm được.
Cũng chính do tự làm, nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm, vừa học hỏi, vì vậy khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ đầu tư phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến. Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình những nhà yến thành công khác về áp dụng cho nhà của mình, nhưng lại không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn, âm thanh dẫn dụ… ảnh hưởng đến chất lượng nhà yến nếu chúng ta không hiểu rõ. Đôi khi việc sửa chữa còn tốn kém hơn đi đúng từ bước đầu
3/ Chọn sai địa điểm  để làm nhà nuôi yến vì không coi trọng khâu khảo sát

Hơn 90% trường hợp thất bại xuất phát từ việc nuôi yến theo phong trào. Họ thấy nhà bên cạnh hoặc địa phương đã nuôi nên họ cũng làm theo. Họ không biết hay chọn vị trí hay địa điểm đó có nuôi được hay không?
Một suy nghĩ nữa, đó là họ không chịu bỏ ra một khoản phí nhỏ để nhờ nhà tư vấn khảo sát và tư vấn có nên đầu tư hay không trước khi bắt tay vào đầu tư. Họ nghĩ, sẽ có yến do nhà bên cạnh đã có. Dĩ nhiên, khu vực đó ít chim yến sinh sống hoặc đã sinh sống ổn định tại các khu nhà khác thì rất khó dẫn dụ vào nhà mình. Do đó, phát triển chậm chạp.
Vì khi khảo sát cty sẽ giá mức độ khả thi của dự án để tư vấn cho khách hàng nên hoặc không nên làm. Đồng thời xem hướng đất, đường chim bay để có thiết kế căn nhà nuôi phù hợp nhất
Bạn dự tính mua một con Trâu lại không dám mua sợi dây thừng...? Mất trâu là lẽ đương nhiên!

 4/ Không hiểu về tập tính chim yến
Do chủ đầu tư hay nhà tư vấn không hiểu về tập tính của yến nên khi thiết kế và xây dựng nhà yến không phù hợp với môi trường sống của yến. Hoặc yến sẽ không vào hoặc vào rồi nhưng không ở hoặc ở nhưng không làm tổ. Nếu bạn tìm đúng kỹ thuật vấn đề sẽ được giải quyết
Yến rất nhạy cảm với môi trường sống xung quanh. Do đó, yến sẽ không ở tại những nơi không thích hợp như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, mùi bầy đàn.

5/ Không vững về tâm lý khi đầu tư

 Do chủ đầu tư có tâm lý nôn nóng, muốn có được kết quả ngay. Họ rất lo lắng khi một ngày nào đó yến không về hoặc chưa có trong thời gian ngắn. Họ bắt đầu nghĩ đến việc sửa chữa lại nhà yến, ra vào nhà yến để quan sát nhiều lần. Do vậy, không đúng với kỹ thuật hay tập tính của yến như thiết kế ban đầu. 
 Một phần khác, tâm lý nôn nóng xuất phát từ việc họ đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn, nên bắt đầu lo sợ khi yến không về hoặc về ít. 
Yến rất nhạy cảm với môi trường mới. Mục đích cuối cùng yến ở là làm tổ và sinh con, do vậy yến sẽ không ở những nơi không an toàn. Chủ nhà vào thường xuyên hoặc sửa chữa làm cho yến lo sợ và đi nơi khác vì cảm thấy không an Toàn
Nếu bạn đã đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng cần phải có thời gian và lòng tin thì bạn mới thu hồi vốn và lợi nhuận.
    --------------------------------------------------------------------------------

Công ty TNHH Yến Ba Phi
(Chuyên: Khảo Sát - Thiết Kế - Thi Công nhà yến)

 

- Trụ sở chính: 65/7 Thạnh Lộc 22 - P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.

- Văn phòng đại diện: 177/2/16 Đường Linh Trung, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

- Chi nhánh 1: Km38, QL.26, Xã Eaphê, Krông Păc, ĐăkLăk.

- Chi nhánh 2: 85A/4 Bình Lợi, Thị Trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.

- Chi nhánh 3: TT Sa Rài, H. Tân Hồng, Đồng Tháp

 

Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến : 0902005034 (Mr.Quang)

- Fanpage Facebook: YẾN SÀO BA PHI

Chia sẻ:
Tin liên quan

VIDEO ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

VIDEO ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp, nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến. Tùy theo đặc điểm thời tiết từng ngày, từng mùa trong năm, có thể thấy sự xuất hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng có những khác nhau nhất định. Vào mùa sinh sản vùng kiếm ăn của chim gần nơi làm tổ, chim bay ra bay vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi chim con.

VIDEO KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN LẤY TỔ

VIDEO KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN LẤY TỔ

Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến. Khảo sát chọn vị trí xây dựng nhà nuôi chim yến. Việc xác định vị trí và khu vực để nuôi chim yến phải được khảo sát, lựa chọn cẩn thận. Vị trí nhà yến ảnh hưởng tới tốc độ phát triển quần đàn chim yến của nhà yến và năng suất chất lượng của tổ yến, hiệu quả đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến. Do đó, để chọn được vị trí tốt nhất cần đánh giá các tiêu chí về sự phân bố của chim yến, nguồn thức ăn cho chim yến, điều kiện khí hậu, môi trường xung quanh… Sau đó đối chiếu với các thông số môi trường, khí hậu tiêu chuẩn để đánh giá xem xét có thích hợp hay không, từ đó quyết định vị trí xây dựng nhà nuôi chim yến.

DỰ TRÙ TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN

DỰ TRÙ TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN

Diện tích nhà yến trung bình tối ưu: tùy vào điều kiện kinh tế và định hướng đầu tư mà chủ nhà sẽ chọn cho mình những diện tích phù hợp túi tiền và định hướng lâu dài. Dưới đây là một số diện tích được đa số khách hàng xây dựng mang lại hiệu quả cao

NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN

NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN

Để một nhà yến thành công thì không thể bỏ qua công việc chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Nếu nhà yến không được chăm sóc thường xuyên thì chủ nhà, kĩ thuật nhà yến sẽ không nắm bắt được tình trạng hiện tại của nhà yến. Khi có sự cố hỏng hóc máy móc hoặc thiên địch tấn công sẽ kịp thời xử lý, để tránh trương hợp chim yến hoảng sợ mà bỏ đi.

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

Giống như tất cả những loài sinh vật khác, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình để giao tiếp. Âm thanh mà chúng phát ra (tiếng kêu) rất phong phú. Tùy thuộc vào mục đích giao tiếp mà chúng phát ra loại âm thanh với cường độ ngắn dài, to nhỏ, nhanh chậm khác nhau. Tất nhiên âm thanh nào chúng ta nghe được cũng như chim nghe được thì không thể gọi là siêu âm, vì siêu âm ngoài ngưỡng tai người nghe được.

Chắc hẳn ai cũng nghĩ chỉ có vùng ven biển thì nuôi chim yến mới thuận lợi, nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, tây nguyên hiện tại mới là vùng chim tốt và sốt nhất cả nước với tỉ lệ thành công cũng như tăng đàn

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN - Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN - Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT

Thông tư này quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Tổ chức và cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động nuôi chim yến ở Việt Nam.Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Phòng chuyên môn cấp huyện), nơi có cơ sở nuôi chim yến theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

NUÔI CHIM YẾN THU NHẬP HÀNG TỈ ĐỒNG MỖI NĂM

NUÔI CHIM YẾN THU NHẬP HÀNG TỈ ĐỒNG MỖI NĂM

Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU NUÔI YẾN

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU NUÔI YẾN

Những câu hỏi thường gặp khi Yến Ba Phi tư vấn nuôi yến cho khách hàng và câu trả lời để các bạn nắm sơ về nghề nuôi yến trong nhà

CHU KỲ SINH SẢN CỦA CHIM YẾN

CHU KỲ SINH SẢN CỦA CHIM YẾN

chu kỳ sinh sản của chim yến. Chim yến làm tổ bằng nước bọt của chúng được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh, phình to ra ở hai bên má. Khi làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại lên vách đá, khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường để định hình dạng tổ.

ĐĂNG KÝ NHẬN tin

Những tin tức mới đặc biệt & những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn
Copyright © 2018 CÔNG TY TNHH YẾN BA PHI. Design by NiNa Co.,Ltd
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com
Online: 2   |   Tổng: 776631