THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

Giống như tất cả những loài sinh vật khác, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình để giao tiếp. Âm thanh mà chúng phát ra (tiếng kêu) rất phong phú. Tùy thuộc vào mục đích giao tiếp mà chúng phát ra loại âm thanh với cường độ ngắn dài, to nhỏ, nhanh chậm khác nhau. Tất nhiên âm thanh nào chúng ta nghe được cũng như chim nghe được thì không thể gọi là siêu âm, vì siêu âm ngoài ngưỡng tai người nghe được.

- Để có một nhà yến thành công thì đó là sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố như: thiết kế, bố trí cửa chim, cách bố trí âm thanh và cách dùng âm, tạo ẩm, thông thoáng, tạo mùi...nhưng Âm thanh là một trong những điều kiện quan trọng đầu tiên để có một ngôi nhà yến thành công
- Mỗi loài vât đều có “ngôn ngữ ” riêng để giao tiếp với nhau. Chim yến cũng vậy, tiếng kêu của chúng được chia ra nhiều loại: tiếng chim mẹ, tiếng chim con, chim trống, chim mái, tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng đấu tranh, cảnh báo nguy hiểm… Chim yến trưởng thành phát ra khoảng hơn 12 tiếng kêu khác nhau vào các thời điểm khác nhau và việc phân biệt được âm thanh của chim yến là nhờ vào phân tích âm phổ của âm thanh thu được. Tần số âm thanh mà loài yến phát ra rơi vào khoảng 1 – 16 KHz, tập trung nhất ở khoảng 2 – 5 KHz, hoàn toàn nằm trong khoảng tai người có thể nghe được. Vậy gọi chim bằng loa siêu âm là hư cấu, là quảng cáo sai sự thật, có chăng đó là mơ ước của người nuôi không muốn gây tiếng ồn phiền những người xung quanh.
- Ngày nay, trong quá trình dẫn dụ chim yến về nuôi, con người cũng dùng những âm thanh đặc trưng này để điều khiển chúng. Hệ thống âm thanh được lắp đặt hiện đại, gồm loa phóng, loa lục giác, loa dẫn,… (số lượng loa phụ thuộc vào thiết kế và diện tích nhà nuôi chim yến) với sự trợ giúp của máy móc ngày càng hiện đại giúp chúng ta ngày càng có những âm thanh trung thực hơn. Càng hiểu rõ về âm thanh của chim giúp chúng ta cải thiện khả năng dẫn dụ chúng cũng như phương án sử dụng âm hiệu quả
- Để dể hiểu và hình dung về âm thanh của chim Yến chúng ta hãy ví dụ những loài gần gũi với chúng ta như tiếng những loài chim kiểng hay loài gà: âm chim non đòi ăn, âm gà con lạc mẹ, gà mẹ túc con, gà trống gáy, gù mái...vv….thì chim yến cũng vậy. Chim non chỉ có một loại âm thanh duy nhất là âm thanh đòi thức ăn từ chim bố mẹ. Còn chim bố mẹ cũng có những âm thanh của riêng mình chia làm 2 lọai cơ bản là âm chim trống và âm chim mái
Khi chim bố mẹ đi kiếm ăn về, vừa đặt chân lên tổ thì chim con sẽ phát ra tiếng kiêu liên tục đồng thời há miệng to để chim bố mẹ mớm mồi như những loài chim khác. Tiếng kêu kết thúc là lúc chúng đã ăn no. Các chim yến con khác nhau nhưng cùng chỉ phát ra một phổ âm thanh giống nhau.
- Chim yến đi kiếm ăn theo tiếng gọi của bầy đàn. Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy vào mỗi sáng sớm khi một con chim rời khỏi tổ, nó bay lượn xung quanh gian nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu thì tất cả những con chim khác cũng bắt đầu rời tổ, bay lượn xung quanh gian nhà và phát ra những âm thanh ríu rít gọi bầy. Chúng lượn khoảng 4 – 5 vòng thì cùng nhau rời khỏi nhà bay đi kiếm ăn. Khi chim yến đi kiếm ăn về cũng tương tự. Chúng bay lượn vòng quanh cửa ra vào của nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu âm ĩ, kêu gọi bầy đàn cùng vào tổ.
Âm thanh gọi nhau vào nhà lúc chiều tối và âm thanh gọi nhau đi kiếm ăn vào buổi sáng của chim yến có tần số đều nằm trong khoảng từ 2-10 kHz, âm thanh thường có nhiều nhịp, mỗi nhịp kéo dài trung bình 1,8 giây, âm sắc cũng rất phong phú và đa dạng.
- Vào mùa sinh sản, chim mái gọi bạn tình bằng những âm thanh nhanh, ngắt quãng từng nhịp và được kéo dài khiến cho bạn tình khó có thể cưỡng lại được- âm thanh đó là âm thanh gọi bạn tình hay còn gọi là âm black cloud.
- Theo một số thí nghiệm, người ta dùng file ghi những âm thanh thì chúng liên tục tìm đến những loa dẫn và đập cánh vào đó (giống như hành động giao phối thường thấy). Tương tự như âm ngoài trời khi bạn mở một âm mà chim chơi nhẹ nhàng và cứ muốn đu bám vào loa, còn những chú chim xung quanh thì rượt nhau chơi đùa ríu rít thì bạn đang có 1 âm thanh hay. Bạn cứ hình dung âm đó là của chú gà trống đang túc mồi dụ chim mái, hay chim gà mái vào mùa sinh sản thì lại phát ra những âm riêng khi tìm tổ hay sau khi sinh
- Chim yến là loài ưa tối, chúng định vị bằng âm thanh dội để tránh vật cản và xác định vị trí ở của nó. Âm thanh này nghe giống như một chuỗi tiếng “cạch, cạch”, phát ra liên tục. Nó có tần số, biên độ và cao độ khác nhau phụ thuộc vào mỗi cá thể chim yến vì mỗi cá thể chim yến phát ra âm thanh có tần số riêng biệt. Loại âm này có dải tần sô phổ biến nằm trong khoảng từ 2khz – 8khz. Khi âm phát ra gặp vật cản nó sẽ dội lại để chim nghe và thấy được vật cản trước mắt và bay tránh ra xa.
- Khi về nhà chim yến sẽ phát ra âm thanh tìm tổ. Cấu trúc mỗi tổ là duy nhất, do vậy tất nhiên sẽ cho ra âm phản hồi đặc trưng cho nó mà chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết được. Đây là lý do vì sao chim yến sẽ dễ dàng nhận ra tổ của mình ở chỗ nào mà không bao giờ lầm lẫn với tổ của chim khác. và mỗi chim sẽ có ngưỡng âm riêng mà không con nào nhầm lẫn với con nào. Ví như giọng nói của con người chúng ta mỗi người mỗi âm giọng khác nhau và không nhầm lẫn vào đâu được.
Tóm lại, “ngôn ngữ” của chim yến vô cùng đa dạng và phong phú nhưng tất cả đầu trong ngưỡng tai người chúng ta nghe được thì không thể gọi là siêu âm. Nuôi chim yến bằng loa siêu âm, không gây tiếng ồn là những suy nghĩ và phát ngôn hư cấu thiếu hiểu biết.
Thử ví dụ tôi gọi bạn bằng bằng loa siêu âm, mà đã là siêu âm thì ngoài ngưỡng tai bạn nghe được thì tất nhiên bạn sẽ không nghe thấy tôi gọi thì sao bạn có thể trả lời.
Ở loài Yến cũng vậy, âm gọi đàn, gọi vùng thức ăn, gọi bạn tình, âm chim non, âm chim trống, âm chim mái...và chúng ta đều có thể nghe được những âm thanh đó
- Để nuôi chim yến thành công, các bạn phải nắm rõ từng loại âm thanh, cách sử dụng chúng như thế nào, sử dụng lúc nào cho đúng là yếu tổ hết sức quan trọng.
- Hi vọng với công nghệ ngày càng phát triển sẽ giúp chúng ta am hiểu hơn về âm thanh, tập tính... của loài chim quý có quan hệ cộng sinh với con người. Chúng ta tạo môi trường an toàn cho chúng trú ẩn sinh sản và bảo vệ chúng, và như quy luật chúng ta nhận lại là phế phẩm vô giá của chúng là "Tổ" sau khi chim non đã rời tổ.
 
-----------------------------------------------------------------------------------

Công ty TNHH Yến Ba Phi
(Chuyên: Khảo Sát - Thiết Kế - Thi Công nhà yến)

 

- Trụ sở chính: 65/7 Thạnh Lộc 22 - P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.

- Văn phòng đại diện: 177/2/16 Đường Linh Trung, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

- Chi nhánh 1: Km38, QL.26, Xã Eaphê, Krông Păc, ĐăkLăk.

- Chi nhánh 2: 85A/4 Bình Lợi, Thị Trấn Tân Trụ, Huyện Tân Trụ, Long An.

- Chi nhánh 3: TT Sa Rài, H. Tân Hồng, Đồng Tháp

 

Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến : 0902005034 (Mr.Quang)

- Fanpage Facebook: YẾN SÀO BA PHI

 
Thiết bị nhà yến gồm có: Loa Nhà yến, gỗ nhà yến, gỗ meranti, thiết bị tạo ẩm cho nhà yến, phun sương nhà yến, máy phun sương, máy phun sương gà, điện dự phòng nhà yến, camera nhà yến, inverter nhà yến, timer, đo ẩm, điều khiển tự động nhà yến, amly nhà yến, loa hp, loa ax61, khởi động từ, timer hẹn giờ, hút ẩm, béc phun sương, chuồng lượng, tổ yến, âm thanh chim yến, chim yến, nhà yến, nuôi yến, tạo ẩm.....
 
Chia sẻ:
Tin liên quan

VIDEO ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

VIDEO ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHIM YẾN

Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp, nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến. Tùy theo đặc điểm thời tiết từng ngày, từng mùa trong năm, có thể thấy sự xuất hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng có những khác nhau nhất định. Vào mùa sinh sản vùng kiếm ăn của chim gần nơi làm tổ, chim bay ra bay vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi chim con.

VIDEO KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN LẤY TỔ

VIDEO KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN LẤY TỔ

Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà yến. Khảo sát chọn vị trí xây dựng nhà nuôi chim yến. Việc xác định vị trí và khu vực để nuôi chim yến phải được khảo sát, lựa chọn cẩn thận. Vị trí nhà yến ảnh hưởng tới tốc độ phát triển quần đàn chim yến của nhà yến và năng suất chất lượng của tổ yến, hiệu quả đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến. Do đó, để chọn được vị trí tốt nhất cần đánh giá các tiêu chí về sự phân bố của chim yến, nguồn thức ăn cho chim yến, điều kiện khí hậu, môi trường xung quanh… Sau đó đối chiếu với các thông số môi trường, khí hậu tiêu chuẩn để đánh giá xem xét có thích hợp hay không, từ đó quyết định vị trí xây dựng nhà nuôi chim yến.

DỰ TRÙ TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN

DỰ TRÙ TỔNG CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN

Diện tích nhà yến trung bình tối ưu: tùy vào điều kiện kinh tế và định hướng đầu tư mà chủ nhà sẽ chọn cho mình những diện tích phù hợp túi tiền và định hướng lâu dài. Dưới đây là một số diện tích được đa số khách hàng xây dựng mang lại hiệu quả cao

NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN

NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN

Để một nhà yến thành công thì không thể bỏ qua công việc chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Nếu nhà yến không được chăm sóc thường xuyên thì chủ nhà, kĩ thuật nhà yến sẽ không nắm bắt được tình trạng hiện tại của nhà yến. Khi có sự cố hỏng hóc máy móc hoặc thiên địch tấn công sẽ kịp thời xử lý, để tránh trương hợp chim yến hoảng sợ mà bỏ đi.

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

Giống như tất cả những loài sinh vật khác, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình để giao tiếp. Âm thanh mà chúng phát ra (tiếng kêu) rất phong phú. Tùy thuộc vào mục đích giao tiếp mà chúng phát ra loại âm thanh với cường độ ngắn dài, to nhỏ, nhanh chậm khác nhau. Tất nhiên âm thanh nào chúng ta nghe được cũng như chim nghe được thì không thể gọi là siêu âm, vì siêu âm ngoài ngưỡng tai người nghe được.

Chắc hẳn ai cũng nghĩ chỉ có vùng ven biển thì nuôi chim yến mới thuận lợi, nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm, tây nguyên hiện tại mới là vùng chim tốt và sốt nhất cả nước với tỉ lệ thành công cũng như tăng đàn

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN - Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ NUÔI CHIM YẾN - Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT

Thông tư này quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến đảm bảo vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Tổ chức và cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động nuôi chim yến ở Việt Nam.Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Phòng chuyên môn cấp huyện), nơi có cơ sở nuôi chim yến theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

NUÔI CHIM YẾN THU NHẬP HÀNG TỈ ĐỒNG MỖI NĂM

NUÔI CHIM YẾN THU NHẬP HÀNG TỈ ĐỒNG MỖI NĂM

Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU NUÔI YẾN

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU NUÔI YẾN

Những câu hỏi thường gặp khi Yến Ba Phi tư vấn nuôi yến cho khách hàng và câu trả lời để các bạn nắm sơ về nghề nuôi yến trong nhà

CHU KỲ SINH SẢN CỦA CHIM YẾN

CHU KỲ SINH SẢN CỦA CHIM YẾN

chu kỳ sinh sản của chim yến. Chim yến làm tổ bằng nước bọt của chúng được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh, phình to ra ở hai bên má. Khi làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại lên vách đá, khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường để định hình dạng tổ.

ĐĂNG KÝ NHẬN tin

Những tin tức mới đặc biệt & những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn
Copyright © 2018 CÔNG TY TNHH YẾN BA PHI. Design by NiNa Co.,Ltd
google.com tiwtter.com youtube.com facebook.com
Online: 5   |   Tổng: 778369