KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM

    Ngày đăng: 10/07/2018 Lượt xem: 104

    KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM
    Kỹ thuật nuôi chim Yến tại nhà không hề khó nhưng hơi phức tạp trong việc làm nhà cho chim Yến ở bởi chúng đã sống quá quen thuộc với môi trường hoang dã.
    Để có kỹ thuật nuôi chim Yến đúng cách cần phải nắm vững các yêu tố sinh trưởng, môi trường và điều kiện sống của loài chim này mới tạo ra được những hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chim.
    Vậy làm sao để có thể nuôi được chim Yến trong nhà là cả một quá trình không đơn giản đòi hỏi bạn phải kiên trì và điều quan trọng là phải có hứng thú.
    Nhiệt độ thích hợp nuôi chim Yến
    Chim Yến nuôi trong nhà phải đảm bảo được độ ẩm từ 75- 90%. Nhiệt độ: 27 – 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết như độ cao của căn nhà hợp lý. Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí. Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ.
     
    - Làm nhà cho chim Yến
    Chim Yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong những hang động tự nhiên. Do đó, muốn nuôi chim Yến trong nhà trước hết cần phải tạo ra một môi trường sống y như ngoài thiên nhiên để chúng cảm thấy an toàn. Nuôi chim yến không cần quỹ đất lớn, có thể xây nhà nuôi ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp được.
    Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất là 2m đối với những vùng lạnh. Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó.
    - Kỹ thuật nuôi và dẫn dụ chim Yến
    Kỹ thuật nuôi chim Yến không phải ai cũng có thể nuôi và thành công. Vì ngoài tiền đầu tư rất lớn ra còn chịu nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công của một nhà yến, như vị trí xây nhà yến. Kỹ thuật xây dựng như vật liệu làm nhà, kích thướt, độ cao, hướng bố trí cửa chính - phụ, giờ mở loa, loại loa - âm lượng, âm thanh trong - ngoài nhà - âm thanh theo mùa... Cách bố trí hệ thống phun sương. Hóa chất phun trong nhà... Quy hoạch các loại cây trồng quanh nhà yến. Ngoài ra còn nhiều yếu tố phức tạp khác. Do đó nếu muốn làm giàu từ việc nuôi Yến chắc chắn phải thực sự vững tâm, kiên trì và quan trọng là hứng thú.
    - Kỹ thuật nuôi chim Yến phải đặc biệt chú trọng trong khâu làm tổ
    Nuôi Yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi Yến phải có nghệ thuật mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết. Điều đầu tiên cần làm đó là dẫn dụ chúng ổn định trong tổ. Phương pháp để có thể dụ chúng chính là nhờ vào các thiết bị âm thanh, mùi bầy đàn
     
     
    - Chim Yến sinh sản
    Chim Yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim Yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định.
    Chim Yến 8 - 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 - 8 ngày, ấp trứng: 23 - 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày. Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 - 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 - 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được.
    Trong nhà Yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.
    - Thu hoạch
    Thức ăn chim Yến là các loại côn trùng nên nếu có chim Yến trong nhà sẽ góp phần tiêu diệt loài gây hại. Ngoài ra, nuôi chim Yến cũng cho hiệu quả kinh tế cực cao nếu nắm bắt được các quy trình kỹ thuật khoa học. Một cặp chim Yến có khả năng cho thu nhập 1 triệu đồng/năm
    -----------------------------------------------------------------------------------

    Yến Sào Ba Phi
    (Chuyên: Khảo Sát - Thiết Kế - Thi Công nhà yến)

    - Trụ sở chính: 65/7 Thạnh Lộc 22 - P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp.HCM.

    Liên hệ tư vấn và khảo sát nuôi Yến : 0902005034 (Mr.Quang)

    - Fanpage Facebook: YẾN SÀO BA PHI

    Bài viết liên quan

    NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN

    NHỮNG QUY TẮC VÀNG KHI VÀO NHÀ YẾN

    Để một nhà yến thành công thì không thể bỏ qua công việc chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng máy móc. Nếu nhà yến không được chăm sóc thường xuyên thì chủ nhà, kĩ thuật nhà yến sẽ không nắm bắt được tình trạng hiện tại của nhà yến. Khi có sự cố hỏng hóc máy móc hoặc thiên địch tấn công sẽ kịp thời xử lý, để tránh trương hợp chim yến hoảng sợ mà bỏ đi.
    THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

    THỰC HƯ VIỆC NUÔI CHIM YẾN BẰNG SÓNG SIÊU ÂM

    Giống như tất cả những loài sinh vật khác, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình để giao tiếp. Âm thanh mà chúng phát ra (tiếng kêu) rất phong phú. Tùy thuộc vào mục đích giao tiếp mà chúng phát ra loại âm thanh với cường độ ngắn dài, to nhỏ, nhanh chậm khác nhau. Tất nhiên âm thanh nào chúng ta nghe được cũng như chim nghe được thì không thể gọi là siêu âm, vì siêu âm ngoài ngưỡng tai người nghe được.
    NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU NUÔI YẾN

    NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU NUÔI YẾN

    Những câu hỏi thường gặp khi Yến Ba Phi tư vấn nuôi yến cho khách hàng và câu trả lời để các bạn nắm sơ về nghề nuôi yến trong nhà
    CHU KỲ SINH SẢN CỦA CHIM YẾN

    CHU KỲ SINH SẢN CỦA CHIM YẾN

    chu kỳ sinh sản của chim yến. Chim yến làm tổ bằng nước bọt của chúng được tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má. Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh, phình to ra ở hai bên má. Khi làm tổ, cơ hàm ép vào tuyến nước bọt làm nước bọt được tiết ra, chúng dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt qua, quẹt lại lên vách đá, khuôn dầm trần nhà hoặc trên vách tường để định hình dạng tổ.
    KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM

    KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ KIẾM VÀI TRĂM TRIỆU MỖI NĂM

    Kỹ thuật nuôi chim Yến tại nhà không hề khó nhưng hơi phức tạp trong việc làm nhà cho chim Yến ở bởi chúng đã sống quá quen thuộc với môi trường hoang dã. Để có kỹ thuật nuôi chim Yến đúng cách cần phải nắm vững các yêu tố sinh trưởng, môi trường và điều kiện sống của loài chim này mới tạo ra được những hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chim.
    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA YẾN TRONG NHÀ

    ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA YẾN TRONG NHÀ

    đặc điểm của chim yến nhà. Chim yến trưởng thành sinh sống trong nhà có trọng lượng trung bình là 13,24 g (nhỏ nhất: 12,4 g; lớn nhất: 13,8 g). Lông chim phần trên thân có màu đen hơi nhạt, phần dưới có màu xám đen, ngăn cách giữa phần lưng và phần đuôi là lông màu xám, móng chân màu đen, mắt màu nâu đen hạt nhãn, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm. Vùng kiếm ăn của chim yến là những khu vực đồng lúa, đồi núi, rừng cây thấp, nơi đây sản sinh ra nhiều loại côn trùng bay là nguồn thức ăn yêu thích của chim yến. Tùy theo đặc điểm thời tiết từng ngày, từng mùa trong năm, có thể thấy sự xuất hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng có những khác nhau nhất định. Vào mùa sinh sản vùng kiếm ăn của chim gần nơi làm tổ, chim bay ra bay vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi chim con.
    THIÊN ĐỊCH CỦA CHIM YẾN

    THIÊN ĐỊCH CỦA CHIM YẾN

    thiên địch kẻ thù của chim yến. Ngoài chim yến bạn cũng sẽ thấy một trong vài loài dưới đây xuất hiện nơi nhà yến của bạn, nó là trở ngại ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhà yến của bạn

    ĐĂNG KÝ NHẬN tin

    Những tin tức mới đặc biệt & những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn
    Hotline+84 902 005 034
    ZaloZalo chat